Hôm nay trời mưa nên chị Loan không bán hàng được, nghĩ tới tương lai là chị cảm thấy lo lắng, chị thương Thùy Vân và Thùy Vy. Mấy ngày nay, cứ mỗi lần ngồi xuống đứng lên chị Loan thấy chóng mặt, nhưng chỉ thoáng qua rồi hết, chị nghĩ đó chỉ là chứng cao máu, nên không mấy bận tâm, hằng ngày chị vẫn đi làm, mấy người hàng xóm thấy chị càng ngày càng xanh xao và gầy hẳn đi, khuyên chị đi khám bệnh xem thế nào? Chị chần chừ mãi. Chồng chị chạy xe ôm bữa được bữa không nên kinh tế của gia đình cũng eo hẹp. Đang suy nghĩ miên man, Chị giật mình bởi tiếng chào của Thùy Vy.
- “Chào Má con đi học mới về”.
- “Má ơi, con thi vào lớp 6 được loại giỏi đó!” Vừa cất cặp Vy líu lo khoe.
Chị Loan vuốt tóc con gái tỏ ý hài lòng, mắt chị ánh lên niềm hãnh diện pha lẫn chút lo lắng. Bỗng Vy hỏi: “Chị Vân đi đâu rồi má” như sực nhớ ra chị bảo Vy “con sang nhà bác Hoàn gọi chị Vân về ăn cơm”.
Để chuẩn bị thi vào lớp 10 Vân cùng các bạn thường ôn bài ở nhà Ngọc Linh con gái của ông Hoàn, vì nắm chắc kiến thức nên Vân thường giúp các bạn ôn tập, Vân học giỏi đều các môn, nhưng Vân thích và giỏi môn toán hơn các môn khác. Người ta thường nói con gái học toán thì khô khan, nhưng với Vân lại không hẳn như thế, Vân thích ca hát, thích cùng với các bạn đi thăm các em bé mồ côi và có thể ngồi hàng giờ nghe người khác tâm sự.
Sáng nay chị Loan cùng chồng đi Sài Gòn khám bệnh, vì hôm nay đi lễ chị đã bị ngất xỉu, nhìn chị ngày một gầy sọp đi, đường gân xanh nổi rõ trên cách tay, sự mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt hốc hác và đôi mắt hõm sâu, bước chân đi liêu xiêu muốn té, nhìn mẹ lòng Vân như bị xát muối, thương mẹ quá, đã nhiều lần Vân năn nỉ mẹ đi khám bệnh nhưng bà Loan khất lần mãi. Đặt chân xuống Sài Gòn chị Loan như lạc vào thế giới khác, bà nói thầm, “từ nhỏ tới giờ mình chưa thấy chỗ nào đông đúc và xô bồ như ở đây, chung quanh chỗ nào cũng toàn là người và xe cộ, họ chen chúc nhau mà đi, thấy mà muốn chóng mặt”, nghĩ thế nhưng mắt bà cứ dán chặt vào lưng ông Nam chồng bà như thể sợ bà sẽ lạc mất ông trong gang tấc. Cuối cùng qua hai chặng xe bus thì cũng tới được bệnh Viện.
May mắn cho ông bà trước khi đến đây khám bệnh, có các soeurs chỉ đường. Trong lúc ngồi đợi chồng làm các thủ tục xét nghiệm, chị có dịp quan sát những người bệnh chung quanh. Gần chỗ chị ngồi là một phụ nữ trạc tuổi của chị, da ngăm đen, người tiều tụy, với đôi mắt buồn thăm thẳm, trên đầu không còn sợi tóc, mảnh chiếu chị đang ngồi như nhỏ lại bởi những đồ lỉnh kỉnh như: nồi, chén bát, bình nước nóng, thau ca, chăn mùng mền, túi quần áo….nó giống hệt như căn nhà di động, cách người phụ nữ ấy không xa là những mảnh chiếu khác, đàn ông, đàn bà, thuộc đủ lứa tuổi, họ sống lặng lẽ, không ai nói với ai lời nào, trong mắt ai cũng đau đáu một nỗi niềm riêng, dường như những người này đã quen với không gian như vậy. Họ cam chịu số phận. Chị tự hỏi tại sao những bệnh nhân này phải nằm ngoài trời như vậy? Gia đình và người thân của họ đâu cả rồi? đêm hôm mưa gió hay có chuyện bất trắc xảy ra họ phải làm sao? Bao nhiêu thắc mắc bao nhiêu câu hỏi như những đợt sóng dội vào tâm hồn chị.
- “Đồ đạc của ai để lung tung đây?” Tiếng la to làm Chị giật mình.
Quay lại hình ảnh cô Hộ lý bệnh viện thân hình hộ pháp, một tay chống nạnh tay kia khua lia lịa, miệng la to, còn chân đá vào đống đồ của ai đó, làm chúng văng tung tóe.
vài phút sau một người đàn ông nhỏ con, trên đầu không một sợi tóc hớt hải chạy lại, vội vàng cúi xuông nhặt lên cho gọn vào một cái túi.
- “ Lần sau còn để lung tung là tôi cho vào thùng rác.” Người đàn bà vừa quay đi vừa nói.
Trước tình cảnh này mọi người ai nấy đều ấm ức và lắc đầu tuyệt vọng. người xưa có câu “ Răng với tóc là góc con người” những bệnh nhân này không chỉ đang mất một góc con người mình nhưng nhân phẩm cũng bị tước đoạt không thương tiếc, chỉ vì đồng tiền, hay là gánh nặng cho gia đình. Họ bị bỏ rơi, bị coi thường … đời sống ở bệnh viện này nhưng một bức tranh bi ai với những con người
Run run cầm bản xét nghiệm trong tay, mắt chị Loan như mờ đi, hai đầu gối chị như nhão ra, chị muốn sụp xuống, án tử đang treo lơ lửng trên đầu chị, Chị chỉ thốt lên được một câu: “Chúa ơi” rồi khụy xuống ghế. Kết quả ung thư gan giai đoạn cuối, các khối u đã di căn vào phổi và bao tử, phải nhập viện gấp.
Anh Nam chồng từ khi biết kết quả bệnh tình của vợ, bần thần cả người nhưng không nói gì, nét lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt, anh tất tả chạy đi lo thủ tục nhập viện cho vợ. Ở Bệnh Viện này chuyện gì cũng cần phải có tiền, sau khi làm xong các thủ tục cho chị trong túi anh chỉ còn duy nhất 200.000đ. Những ngày đầu chị được nằm một mình một giường, bước vào phòng bệnh khung cảnh ngột ngạt đập vào mắt chị Loan, căn phòng chật ních người, giống như trong một cái lò, giường nào cũng có hai người bệnh, chăn mùng mền chiếu gối, bình thuỷ, thau ca…. có bệnh nhân phải trải chiếu xuống nền nhà nằm, thân nhân không có chỗ nào để nằm bắt buộc phải nằm dưới gầm giường của người bệnh, bầu khí ở đây cũng không kém phần nặng nề, sự đau đớn của bệnh nhân, mệt mỏi kiệt quệ của thân nhân, dường như họ không nói với nhau bằng lời nhưng nỗi niềm của họ biểu lộ qua ánh mắt.
Sáng nay Chủ Nhật Chị Loan dậy từ sớm, chuẩn bị tâm hồn rước Chúa, từ hôm chị nằm viện đến giờ tuần nào các Soeurs Nữ tử Bác Ái cũng đến thăm và đem Mình Thánh Chúa cho chị rước, chị được an ủi phần nào. Đang loay hoay sửa lại cái chăn, thì thấp thoáng hai bóng áo xanh ngày cửa, vậy là hôm nay các soeurs tới sớm hơn mọi ngày, Sr. Phương Linh và một Sr. khác bước vào phòng mọi người đều thấy vui lên. Thời gian ở quê chị Loan có dịp làm việc chung với Sr Phương Linh trong hội các Bà Bác Ái, Sr chuyển về Sài Gòn cách nay khoảng một năm, ngày Sr đi mọi người ai cũng quyến luyến và thường nhắc đến Sr trong những dịp họp.
- “Chào chị Loan, hôm nay chị Loan thấy trong người thế nào? Còn đau nhiều không?” Sr. phương Linh ân cần hỏi thăm.
- “Dạ, hôm nay con cũng đỡ nhiều rồi Sr ạ.”
- “Con nghe bác sĩ nói: mai sẽ bắt đầu vô thuốc, thế có nguy hiểm không Soeur con lo lắm.” chị Loan bộc bạch.
- “Cũng không nguy hiểm lắm đâu nhưng chị phải chịu đựng một chút vì khi vào thuốc, cơ thể mình hơi bị bứt rứt một chút, những lúc như vậy chi nhớ đến Chúa và cầu xin Người ban ơn giúp sức, chúng em cùng hiệp nguyện với chị.”
- “À, mà Soeur ơi, Thuỳ Vân Và Thuỳ Vy có khoẻ và ngoan không, nằm đây mà con lo cho chúng quá, hôm thứ sáu anh Nam có về để xem hai đứa thế nào, bây giờ vẫn chưa lên không biết có chuyện gì không?”
Soeur Phương Linh khen hai con của chị rất ngoan và đạo đức không có bố mẹ nhưng chị em tự giác học hành và đi lễ như ngày bố mẹ có ở nhà. Nhưng có một chuyện Soeur không biết phải nói với chị như thế nào vì anh Nam sau khi về nhà đã thu xếp quần áo và bỏ đi, tội nghiệp chi em Vân chúng khóc hết nước mắt năn nỉ bố ở lại nhưng vô ích, biết phải nói như thế nào để chị không bị sốc. Soeur Phương Linh thẫn thờ suy nghĩ, tiếng gọi của Soeur Huệ Nga đưa chị về với việc phục vụ của mình, chị chuẩn bị tâm hồn cho chị Loan rước Chúa.
****
Chị Loan ngồi thẫn thờ nhìn ra cổng bệnh viện, đợt vào thuốc vừa rồi làm tóc chị rụng hết, cả đêm hôm qua chị không sao chợp mắt được, một phần vì mới vô thuốc nên chị bứt rứt trong người nhưng đầu chị còn lởn vởn câu nói của bà Hai Quang “lâu nay ông Nam có ghé thăm bà không?” Chị chưa kịp trả lời thì bà Hai nói tiếp:
- “Hôm trước thầy ông về tôi tưởng ông lấy đồ cho bà, nhắn gửi lời thăm bà thì ông chỉ ậm ờ rồi đi thẳng, tôi thấy con Vân và bé Vy chạy theo xe khóc quá trời, tôi tưởng có chuyện xảy ra cho chị nên tranh thủ xuống thăm chị.”
- “Ủa, ông không lên thăm chị hả? Vậy ai chăm sóc cho chị trong mấy ngày qua?”
Chị Loan ngại ngùng nói: “Em nhờ người nhà của chị nằm bên cạnh lấy dùm mỗi khi có các Soeur đến phát cháo”, ngồi nói chuyện với Bà Hai mà tâm trí chị để ở nơi đâu, còn lòng chị đầy lo âu, chị như linh cảm chuyện không hay xảy ra.
Bây giờ thì chị biết chắc anh Nam đã bỏ mẹ con chị, mấy ngày trước khi về thấy thái độ của anh Nam khác lạ, chăm sóc chị nhưng anh thường bỏ đi đâu rất lâu, những lúc Bác sĩ muốn gặp người nhà để dặn dò, cũng không thấy anh, thu mình ngồi trên giường Chị Loan nhớ lại những ngày anh chị mới quen nhau, những ngày đầy yêu thương, kiên trì để cưới được nhau, ngày anh chị dắt nhau lên nhà thờ, chị để mặc cho nước mắt tuôn rơi, trong nức nở chị tự hỏi : “những lời cam kết và thề hứa của anh với chị suốt đời dù cho bệnh hoạn hay khó khăn nay đâu mất rồi? cho dù không còn thương chị nhưng còn các con chứ? Tình yêu của anh ở đâu? ở đâu?”chị ngục đầu vào chăn: “Ôi trời ơi ! Ôi Chúa ơi xin thương con, xin giúp con trong lúc này” Trong cơn tuyệt vọng chị Loan thổn thức kêu lên. Như có một luồng điện chạy qua đầu làm chị bừng tỉnh, hình ảnh các con yêu hiện lên trong trí chị, kéo chị về với thực tại. Chị lấy lại sức lực và can đảm chấp nhận.
*********
Giữa trưa trời nắng chang chang, những bậc phụ huynh không quản ngại đứng trước cổng trường đợi đón con, tiếng chuông vang lên, học trò như đàn ong vỡ ùa ra cổng gọi nhau, tam biệt nhau í ới, những khuôn mặt rạng rỡ tươi cười chạy đến bên cha mẹ, đón từ tay cha mẹ những chai nước hay những bịch nước mía, Vy lặng nhìn trong mắt em ánh lên một sự nghen tỵ niềm ao ước và tiếc nuối, nhưng rồi đôi mắt ấy liền cụp xuống thật nhanh, em lầm lũi lê từng bước chân về nhà.
Bệnh viện đã trả chị về, phần vì không còn cách cứu chữa nhưng phần khác vì chị không có tiền chi trả cho bệnh viện, biết mình không còn sống bao lâu nữa, lo cho hai con của mình, chị muốn nói với chúng và muốn chỉ dạy cho chúng nhiều điều, nhưng không thể được vì nói nhiều là chị không thở được. Chị lấy quyển sổ ra và viết vào đó những tình cảm yêu thương cùng với những dặn dò của tình mẫu tử. Cũng nhờ Chúa thương hai con của chị càng lớn chúng càng ngoan hiền, mới đó mà bây giờ Thuỳ Vy đã trở thành cô nữ sinh học lớp10, còn Thuỳ Vân vừa thi xong Đại Học đang chờ kết quả, dù bận chăm sóc mẹ nhưng chị em Vân vẫn học giỏi và siêng năng đi tham dự thánh lễ mỗi ngày nên Chị Loan cũng yên tâm phần nào.
Sức khoẻ chị Loan ngày càng yếu, mọi việc đều nhờ bàn tay Vân chăm sóc, thi đậu vào trường Đại Học Y Dược, nhưng Vân lưu điểm lại để ở nhà chăm sóc mẹ, những đêm thức để trực mẹ, nhìn mẹ nằm thoi thóp thở cách khó nhọc và vật vã với những cơn đau, tim Vân đau thắt, nước mắt cứ muốn tuôn ra, trong lòng Vân bùng lên nỗi oán trách Ba.
Rồi chị Loan cũng được Chúa gọi về trong bình an, ngày chị ra đi trời mưa lất phất, Vân và Vy không còn nước mắt để khóc nữa, không gian đất trời dường như cũng đồng cảm với nỗi đau của họ, sự mất mát này đã tạo trong tâm hồn chị em Vân một nỗi trống vắng. ngồi bên em trong ngôi nhà vắng lặng, nhìn Vỵ đang ngủ ngục trên gối, Vân thầm nghĩ “Vậy là Mẹ đã ra đi, không bao giờ còn gặp được mẹ nữa rồi, không người thân, chỉ còn Ba nhưng giờ này không biết Ba đang ở đâu? Có biết tin mẹ mất chưa? ba ơi! ba ơi!!!",nức lên từng tiếng nghẹn ngào,những giọt nước mắt Vân nóng hổi rơi trên mái tóc Bé Vy, làm cho cô bé giật mình nhưng rồi lại thiếp đi trong mệt mỏi, Tâm hồn Vân cảm thấy trống trải, lẻ loi và đơn độc đang bao trùm trên cô và Vy, nhìn Vy đang say ngủ trong Vân bỗng thấy một cảm giác yêu thương em khôn tả Vân hứa với lòng mình sẽ lo lắng cho em thật đầy đủ và ăn học cho đến nơi đến chốn, đây cũng là điều mà mẹ hằng ao ước.
Nhờ có các bà Bác Ái và các Soeurs giúp nên việc lo đám tang cho chị Loan diễn ra tốt đẹp. nếu không có các Sr không biết chị em Vân sẽ xoay sở như thế nào.
- “Chúng con chào các Sr” tiếng Vân rụt rè.
- “A! chào hai chị em, thế nào rồi sau đám tang mẹ đã đỡ mệt chưa? Ngồi xuống đây nào” vừa nói Sr Huyền Trang vừa kéo ghế cho chị em Vân ngồi.
- “Trong thời gian qua, các Dì đã yêu thương và giúp đỡ cho gia đình con nhiều quá, đã lo cho chúng con được đi học và má con trong nhưng lúc bệnh tật cũng nhờ các Dì giúp đỡ, thăm viếng và cầu nguyện nhiều cho má con, công ơn này chúng con sẽ mãi không quên.” Lòng bồi hồi xúc động mắt Vân rưng rưng, giọng nói nhu muốn khóc.
- “Chúng con nên cám ơn Chúa đã thương và không bỏ chúng con, các Dì chỉ là những dụng cụ của Ngài thôi. Và các con cũng vậy các con cũng là dụng cụ trong tay Ngài. Có những lúc ta tưởng mình không còn gì để cho người khác, nhưng thực ra ta còn rất nhiều, nhiều thứ để cho lắm chỉ một cử chỉ yêu thương hay một lời nói nhẹ nhàng, một tâm hồn luôn lắng nghe người khác, một vài phút để thăm viếng những người nghèo khổ, thì quý giá hơn những vật chất mà ta cho họ.”nói xong Sr Trang nhìn hai chị em Vân với lòng trìu mến.
- “ Dạ con các ơn Sr, chị em chúng con sẽ nhớ lời Sr và cố gắng sống tốt.”
- “ Sang tuần con vào lại Sài Gòn học rồi, con chào các Sr con đi, xin các Sr cầu nguyện cho con.” Vy từ nãy đến giờ ngồi nghe lúc này mới lên tiếng.
- “À, à, hôm trước Dì có nghe Vân nói, xuống đó xe cộ nhiều đi đường con phải cẩn thận cả đồ đạc nữa . mình là con gái nên đừng đi khuya quá nhe con. Cũng may con ở tong lưu xá của các Sr nên dì cũng yên tâm phần nào” Sr Trang ân cần nhắc nhở.
- “ Dạ, con sẽ nhớ,con cám ơn Dì.”
******
Mới đó mà đã giỗ mãn tang của chị Loan. Sáng nay trên đường về nhà nghé qua ngang chợ, Vân mua ít đồ ăn nấu cho Bé Vy mấy món em ưa thích để thưởng cho em đã thi đậu Đại học, Vân nhưlọt thỏm trong khung cảnh náo nhiệt của phiên chợ, nào là người mua và người bán trao đổi, mặc cả giá, tiếng rao bán của những chị bán bánh, bán rau, bán thịt cá, tiếng cười nói dồn dập đập vào tai Vân, trong khung cảnh ồn ào náo nhiệt đó, cách chỗ Vân đứng không xa bỗng một chiếc xe máy đời mới rà tới làm tung vũng nước vào chân Vân, khi chiếc xe dừng, hình ảnh người đàn ông đứng tuổi và cô gái trẻ nhắm chừng hơn Vân khoảng 3 tuổi đập vào mắt Vân, quay lại nhìn Vân bột miệng kêu khẽ: “ Ba”.
Nghe tiếng kêu, người đàn ông quay lại, mặt ông tái đi khi nhìn thấy Vân.
“Ai vậy anh? ” cô gái dè chừng hỏi
“Ờ…Ờ không có gì chỉ là lộn người thôi mà.” Anh Nam bối rối vội nói.
“Không có gì thì đi nhanh lên trễ giờ rồi, hôm nay sao thấy anh kỳ quá như người mất hồn vậy.” Cô gái càm ràm vẻ khó chịu.
“Ừ mình đi”.Thoáng nhìn qua Vân với ánh mắt lạnh lùng và hờ hững, anh Nam lật đật rồ máy chạy mất.
Vân đứng chết lặng trong giây lát, mắt đăm đăm nhìn về phía chiếc xe vừa đi, hai chân tê như bị chôn xuống đất, cổ họng như có vật chắn ngang, cơn gió giữa trưa hè quất vào mặt nóng rát. Sự hững hờ và xa lạ của ba nhưng những lằn roi quất mạnh vào trái tim Vân, nắm chặt hai bàn tay đang run vì uất hận và tủi hờn, dòng nước mắt uất ức trào ra, để mặc cho nước mắt tuân rơi Vân chạy thật nhanh về nhà. Về đến nhà mấy lần Vân định nói với Vy về chuyện của Ba, nhưng rồi lại thôi, Vân không muốn tạo trong lòng thêm vết thương Vy khiến em phải ray rứt mà xao lãng trong học tập.
Ngồi vào bàn học quyển sổ của mẹ đập vào mắt Vân, như sực nhớ ra Vân vội vàng mở sổ :
“Hai con yêu của má, má biết rằng má không còn sống với chúng conđược bao lâu nữa, má có lỗi với các con nhiều lắm, vì má chưa chu toàn trách nhiệm của mình là chăm sóc và dạy dỗ chúng con đến nơi đến chốn, má xin lỗi. Má cũng có lỗi với Ba các con”, nghẹn ngào không đọc được Vân dừng lại lấy bình tĩnh.
“ Má biết từ ngày Ba bỏ đi trong lòng các con chất chứa niềm oán hận, nhưng các con ơi! Các con phải tha thứ cho Ba ,trên đời này ai cũng có những bất toàn, là người ai mà không có những lúc yếu đuối hả con, nếu oán hân đời các con sẽ đau khổ, , Chúa cũng đã tha thứ, chúng ta là con Chúa và Chúa dạy ta phải biết tha thứ và cầu nguyện cho nhau, các con phải tin rằng Chúa có sức biến đổi lòng người, chỉ khi tha thứ các con mới tìm được niềm vui, bình an và hạnh phúc.” Đọc đến đây Vân òa khóc nức nở và lòng dâng lên niềm cảm phục mẹ, trong Vân như có sự giằng co giữa tha thứ và oán trách. Gục mặt lên bàn Vân nức nở và thầm nói khẽ “Lạy Chúa, Lạy Chúa xin giúp con.”
**********
Sáng nay Vy báo cho Vân biết em mới lãnh được một suốt học bổng tại New York, Vân tạ ơn Chúa và không nén nổi xúc động từ ngày Ba bỏ đi và biến cố mẹ mất Vy trầm tính hơn, Vân thường thấy em ngồi suy nghĩ mông lung bên bàn học và dường như suy nghĩ của em cũng chững chạc hơn. Em miệt mài học hơn trước kia, lại còn vừa đi học vừa đi làm để đỡ tiếp thêm với chị, càng nghĩ Vân càng thương em, giờ đây Vy đã trưởng thành Vân an tâm phần nào.
Sau những năm miệt mài ở giảng đường, giờ đây Vân đã trở thành bác sĩ, đến thăm và nói chuyện với những bệnh nhân tại bệnh viện Ung Bướu mỗi Chúa Nhật là điều không thể thiếu trong thời khóa biểu của Vân trong suốt 4 năm qua, ngồi bên họ tuy không nói gì nhiều, nhưng Vân cảm nhận tình thương mến, hình ảnh những con người không một cọng tóc trên đầu giờ đây đã trở nên quen thuộc với Vân, sự hiện diện của Vân đem đến cho bệnh nhân niềm hy vọng sống. Năm tháng trôi qua với những va cham trong đời, tiếp xúc với nhiều người, với nhiều hoàn cảnh khác nhau,Vân cứng cáp và trưởng thành hơn Vân đã thông cảm với những yếu đuối của ba, Nơi những bệnh nhân Vân có dịp chăm sóc đã cho Vân nhiều bài học cao quý, trên hết Vân thầm cám ơn họ đã dạy choVân biết thế nào là sự tha thứ, giờ Vân cảm nếm được niềm vui và bình an của người biết tha thứ.
Ngồi trên triền dốc hướng về phía ngôi thánh đường, những cánh chim đang vội vã tìm nơi ẩn náu,Vân thầm nghĩ “con người ta sinh ra làm người luôn vẫn mãi ưu tư tìm kiếm chỗ ẩn thân cho đời mình, để nơi đó họ tìm được chốn nghỉ ngơi sau những bôn ba vất vả của cuộc sống”, mông lung nghĩ về những cảnh đời bấp bênh của những bệnh nhân, trong Vân dậy lên niềm khao khát tìm kiếm một giá trị sống mang lại ý nghĩa cho cuộc đời. trong cuộc đời này Vân chỉ muốn mình như những gốc cây hay những tảng đá ven đường cho những con người khốn khổ dừng chân nghỉ mệt ,lấy lại sức để tiếp tục tiến bước. Khuôn mặt Vân chợt bừng sáng trong ánh hoàng hôn. Lòng hân hoan chân Vân tiến bước, tiến bước thật nhanh về phía ngôi thánh đương, nơi tiếng chuông như đang mời gọi và thôi thúc lòng cô.
Cây Nấm Rù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét